Gan tôm như thế nào là tốt?
- Màu sắc bình thường: nâu vàng, nâu đen
- Dịch gan: khi bóp gan ra, có dịch màu nâu vàng sệt, không chảy.
- Mùi: tanh nhẹ, đặc trưng
- Màng bào: nhìn từ ngoài vỏ giáp, thấy màng bao gan màu vàng nhạt bọc ½ gan dưới.
- Hình dạng: rộng, rộng- tới hai mép mang, dài ngang cổ giáp, rõ ràng sắc nét.
- Thấy rõ dạ dày hình hạt gạo có màu đen, nâu đen rõ rệt
1. Bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng có nhiều nguyên nhân gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng:
- Do thức ăn dinh dưỡng không cân đối (thừa đạm, năng lượng; thiếu vitamin, chất béo; thức ăn chứa độc tố gây hại).
- Môi trường ao nuôi (độc tố từ tảo; khí độc NO2, NH3, H2S; lạm dụng kháng sinh).
- Do vi khuẩn gây hại (virus, Vibrio, ký sinh trùng).
Các triệu chứng của bệnh này bao gồm:
- Tôm thẻ chân trắng bị teo gan: Gan của tôm thẻ chân trắng sẽ nhỏ lại, có màu đen và chai hoặc dai. Khi tách gan của tôm ra khỏi cơ thể, ta có thể thấy rõ tình trạng teo gan. Gan tôm không vỡ và còn nguyên khối, nhưng khi lăn qua lăn lại với ngón tay, gan lại rất dai giống như cao su.
- Tôm thẻ chân trắng bị nhũn gan: Gan của tôm bị nhũn, dễ vỡ và có màu vàng nhạt. Khi tách gan của tôm ra khỏi cơ thể, gan sẽ vỡ ra và chất dịch chảy ra ngoài, không còn nguyên khối nữa.
- Tôm thẻ chân trắng bị hoại tử gan tụy cấp tính: Bởi vi khuẩn độc lực cao. Tôm bị bệnh sẽ có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhạt đến trắng. Ruột tôm sẽ rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn. Tôm thường sẽ mềm vỏ và tỷ lệ tôm chết khá cao.
2. Để phòng tránh bệnh gan trên tôm một cách hiệu quả, cần lưu ý những điều sau đây:
- Lựa chọn mua giống tôm khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Bạn nên sử dụng phương pháp PCR để phát hiện bệnh trước khi mang giống về thả nuôi.
- Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả tôm theo đúng quy trình và áp dụng các phương pháp an toàn sinh học.
- Thả nuôi tôm với mật độ vừa phải và không nên quá dày.
- Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm để tránh sự dư thừa tạo điều kiện phát triển cho các loài vi khuẩn.
- Độ kiềm cần đạt 100ppm và tăng dần đến 150ppm ở cuối mùa vụ. Nồng độ pH tối thiểu 7,8 ở đồng bằng sông Cửu Long và không thấp hơn 8,0 đối với những khu vực miền trung.
- Duy trì hàm lượng oxy cần thiết trong ao nuôi.
Tóm lại, việc phòng tránh bệnh gan trên tôm đòi hỏi sự chú ý và đầu tư thời gian vào các vấn đề quan trọng như chọn giống, chuẩn bị ao nuôi, thức ăn và điều chỉnh môi trường sống. Nếu bạn tuân thủ các quy trình và nguyên tắc cơ bản này, bạn có thể giảm thiểu rủi ro bệnh tật cho tôm của mình.
Ngoài ra, bà con có thể sử dụng bộ 3 phòng bệnh gan ruột, ký sinh trùng cho tôm: NANO KUMIN + NẤM MEN TỎI (TỎI ĐEN) + STOP WIN 24H mỗi ngày trộn 1 đến 2 cử, trộn trong suốt vụ nuôi với liều dùng:
- NANO KUMIN: 3-5 ml/kg thức ăn
- NẤM MEN TỎI: 3-5 ml/kg thức ăn
- STOP WIN 24H: 3-5 ml/kg thức ăn
Zalo: 0707873579
Hotline: 070.787.3579
Youtube: THỦY SẢN NAM DƯƠNG
Fanpage: Công Ty Nam Dương
Địa chỉ: 104/8 Phan Văn Hớn, KP. 5, P. Tân Thới Nhất, Q. 12, TP. HCM
Hotline: 0707873579 - Zalo: 0707873579
Mã số thuế: 0314457975
Website: http://thuysannamduong.com